Đôi Bông Tai Kim Cương

Đôi Bông Tai Kim Cương

Vũ Thị Thiên Thư

    Katherine là một chuyên viên khảo sát, giám định về kim cương và đá quí. Bà đã về hưu. Bà rất thích đi du lịch, và thường đi thăm viếng các thắng cảnh trong cũng như ngoài nước. Thời gian còn lại bà tình nguyện đi làm công tác xã hội, vào thư viện, và nhất là đến giúp đỡ trong bệnh viện.
   Hàng tuần, bà đến bệnh viện vào làm việc trong khu trẻ sơ sinh, phòng dành riêng cho trẻ con sinh thiếu tháng và bệnh tật. Công việc của bà thật đơn giản: ru trẻ. Áp dụng phương cách trị liệu mới, các bác sĩ nghiên cứu theo tâm lý học tin rằng những trẻ em được nâng niu, thương yêu thì có nhiều cơ hội chống trả bệnh tật, cũng như sớm phuc øhồi hơn trẻ khác. Bà cùng một số nhân viên thiện nguyện luân phiên nhau chăm sóc và vỗ về, ru ngủ, ôm ấp chuyện trò với những trẻ sơ sinh nầy như một người bình thường. Bà kể lại một câu chuyện trong phòng sản phụ:
– Bà đừng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không biết sự chăm sóc thương yêu, tôi làm việc với một vị bác sĩ trong phòng sản phụ. Ông ấy chứng minh với tôi và người Mẹ của đứa bé mới vừa sinh ra. ông hỏi người sản phụ tên của hài nhi, đặt đứa trẻ vào lòng mẹ rồi nói với bà là hãy gọi tên con.          Người mẹ gọi khẻ thật êm ái, thật là kỳ diệu, đứa bé hé mắt nhìn rồi nhụi vào ngực mẹ. Ông đỡ đứa bé, bế nó trên tay rồi gọi tên thật nhẹ nhàng “Mary, Mary”. Đứa bé vẩn không buồn mở mắt. Ông bèn gọi to hơn, không có kết quả, ông thay đổi giọng nói, hét to thì đứa bé mở mắt ra nhìn rồi nhắm lại. Ông chờ một chút rồi hét to hơn nữa, thật là kỳ lạ, dức bé mở mắt ra, nhưng lần nầy thì cái miệng nhỏ kia và cái lưỡi nhỏ thè ra như chế nhạo. Ông lập lại động tác ba lần để chứng minh cho tôi và bà Mẹ của bé thấy dù chỉ mới sinh ra, Bé đã biết nghe tên gọi của chính mình và phân biệt giọng nói thương yêu hay giận dữ.
Bà tiếp tục
– Tôi chưa có cái hạnh phúc làm bà nội, nhưng tôi có thừa tình thương để san sẻ cho những trẻ em thiếu may mắn. tôi đã về hưu, thay vì dùng thời gian ngồi coi TV vô ích, tôi vào bệnh viện ngồi ru trẻ em, nhìn chúng tôi thật vui vì ít nhất tôi chưa đến nỗi thành vô dụng,tôi vẫn có thể đóng góp công sức cho xã hội nầy.
   Bà rất vui tính, lạc quan, thích chuyện trò. Biết tôi thích tìm hiểu, và nhất là cùng sở thích du lịch, bà thường kể lại những nơi đã đi qua. Bà làm việc cho hiệu kim hoàn Peacock nổi tiếng trong khu thương xá Palmer house nằm giữa trung tâm thành phố Chicago,góc đường Michigan và Wabash. Công việc của một chuyên viên đá quí như bà là thẩm định giá trị của kim cương,và các loại đá quí. Bà đã dược theo vị chủ nhân đi nhiều nơi, mua bán, trao dỗi các loại ngọc quí. Từ New York, sang Phi châu, Liên bang sô viết, Âu châu Chồng bà lúc còn sống làm nghề quản lý khách sạn, và cũng là người chuyên nghiệp chơi môn thể thao Goft. Bà đã từng theo ông đi thi đấu khắp nơi,cho đến lúc con trai bà bắt đầu vào tuổi đi học, vì nghĩ đến tương lai của con, bà quyết định ở lại Hoa Kỳ và lập nghiệp nơi đây.
   Bà chỉ có một người con trai, ông đã qua tuổi tam thập nhi lập, nhưng vẫn chưa kết hôn. Điều nầy là gánh nặng bận tâm nhất của Bà, tuy nhiên, Bà vẩn thường nói
– Ai lại không muốn con cái mình có một mái ấm, hạnh phúc, nhưng tôi không muốn con tôi phải kết hôn khi chưa tìm dược người mình thật sự yêu thương, cùng nhau chia xẻ, con trai tôi rất yêu công việc của nó, nghề cảnh sát cũng có những nguy hiểm chực chờ, nhất là giờ giấc luôn bất thường. Hắn vẩn bảo tôi -“không công bằng cho vợ hắn, người đàn bà sống với ông chồng mà ngay khi đang ngủ cũng phải cảnh giác, và đôi khi công việc quá bận, bất kể ngày đêm”.
– Nhưng bà có nghĩ rằng người đàn bà thật sự yêu thương và kết hôn với con bà, tức nhiên đã chấp nhận công việc của ông ấy, vượt qua những trở ngại nhỏ nhặt như là giờ giấc, âu lo cho sự an toàn, không thể nói là bất công được.
– Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng tôi tôn trọng ý muốn của con tôi, hiện thì tôi an vui trong công việc ru trẻ ở bệnh viện, và hy vọng sẽ có cái hạnh phúc ôm chính đứa cháu nội của mình trong tay, tôi chờ.
   Katherine sống trong một khu chung cư dành cho người cao niên. Con trai Bà, Rich làm việc ở Chicago, ông thường về thăm Mẹ, đưa Bà đi ăn trưa, hàng ngày, trước khi đi làm vẫn không quên gọi thăm Mẹ.
– Chỉ có hai Mẹ con, tại sao Bà và Rich không ở chung cho tiện?
– Tôi vẫn giữ căn nhà sau khi nhà tôi qua đời, mùa hè Rich về hàng tuần chăm sóc và cắt cỏ, vì công việc nên Rich ở thành phố cho tiện việc di chuyển, tôi thì không thích ở đó, cái chung cư tuy rất rộng rãi, cửa sổ nhìn ra hồ, đẹp lắm nhưng tôi cảm thấy rất tù túng, mãi tận tầng thứ mười, đi thang máy mỗi ngày phiền quá, Âý chưa kể không có bạn bè cùng tuổi, tôi ở lại nhà một mình thì Rich không an tâm, lo ngại tôi bệnh hoạn không có người săn sóc,tôi bán nhà dọn vào trong chung cư, có đầy đủ phương tiện hơn, căn nầy có hai phòng ngủ, một phòng riêng dành cho Rich, chứa đầy đủ các thứ cần dùng cá nhân, Rich về thăm có thể đến bơi lội ở hồ tắm công cộng của chung cư, đánh goft trong sân bên cạnh. Tôi có muốn đi chơi đâu đó thì đóng cửa lại không cần phải lo lắng. Hơn nữa ở đây cũng có nhiều người cùng tuổi, tôi có thể tham gia vào các buổi khiêu vũ, đánh bài, ngoài ra hàng tháng có tổ chức các cuộc du ngoạn, đi xuống phố, hay bảo tàng viện Nói chung thì có nhiều hình thức vui chơi cho mọi người. Bệnh nhẹ thì đã có xe đưa đón đi khám bệnh, nặng hơn thì có thể xin vào nhà dưỡng bệnh.
– Xin lỗi, nếu không phiền, Bà có thể cho tôi biết về giá cả của mỗi đơn vị cư trú như vậy không?
– Thật ra thì không tốn kém như mọi người nghĩ, Giống như một hình thức trợ cấp an sinh của chánh phủ, giá cả tùy theo lợi tức của mỗi cá nhân.
   Nghe bà kể lại, tôi nghĩ đến tình trạng người cao niên của chúng ta, nếu có thể thích nghi được đời sống mới và tổ chức được những khu chung cư tập thể như vậy thì sẽ giải quyết dược nhiều hoàn cảnh khó khăn. Đã có nhiều người cao niên muốn tìm về vùng ấm áp, nhưng cần nhất là tìm nơi cư trú, con cái vì công việc làm ăn, hoàn cảnh gia đình, không thể phút chốc theo cha mẹ về đây sinh sống. Nếu được tổ chức chu đáo và nhất là có người cùng tuổi tác chung quanh thì thiết nghĩ thời tuổi vàng cũng đỡ quạnh hiu, và ít nhất cũng không trở thành gánh nặng, niềm ưu tư cho con cái.

– Bà đừng phiền nhé, bà là người Mỹ gốc Việt nam phải không?
– Tại sao bà hỏi như vậy?
– Tôi nhìn họ của bà thì đoán ra, vì tôi có người khách hàng cùng họ với bà, hình như đa số người Việt Nam mang chung họ nầy.
– Bà rất tinh tế, họ của tôi không thể lầm được, nhưng tôi cũng rất phục trí nhớ dai của bà.
– Tôi không giỏi như bà nghĩ, tôi kể câu chuyên nầy cho bà nghe, câu chuyện xảy ra vẫn canh cánh trong tôi. Số là khi tôi vẫn còn làm việc với cửa hiệu kim hoàn Peacock, ngày nọ có một người khách hàng bước vào, bà ta đã lớn tuổi, nhìn hãy còn đẹp lắm, dáng người nhỏ nhắn nhưng thái độ rất kiêu kỳ, Bà đi một vòng, nhìn quanh gian hàng chưng bày các thứ trang sức bằng kim cương, quan sát rất kỷ rồi quay lại hỏi tôi
– Ở đây có nhận làm nữ trang cho khách hàng không?
– Thưa bà, chúng tôi bán và làm nữ trang theo ý khách hàng, xin mời bà vào trong để chọn các mẫu.
   Bà theo tôi vào trong, ngồi xuống ghế, mở sách ra nhìn, sau khi cân nhắc các mẫu hàng, chọn một kiểu bông tai thật đẹp, bà xin lỗi rồi thò tay vào áo lót trước ngực rút ra một túi nhỏ, trong đó có một nhẫn đính hôn bằng kim cương,nhìn sơ qua màu sắc và nước chiếu, tôi biết ngay là loại hột rất tốt, cắt khéo và giá rất cao.
– Tôi muốn đặt làm một đôi hoa tai, size hột ít nhất cũng bằng viên kim cương nầy, hay già hơn đôi chút cũng tốt, nhưng không thể kém hơn, và đây là kiểu tôi chọn, bà cho biết bao lâu thì xong?
– Thưa bà, tôi có thể gọi báo tin khi tìm được kim cương giống như bà muốn,  chúng tôi mời bà trở lại xem, nếu thấy ưng ý thì trong vòng hai tuần chúng tôi sẽ hoàn tất, bà nghĩ sao ?
– Không, bà chưa hiểu ý của tôi, tôi muốn bà tìm cho tôi một đôi hột nhân tạo tương đương với kim cương, loại hột Cubic Ziconia chứ không phải kim cương ròng, nhưng cần nhất là phải bằng size viên ngọc nầy
– Thưa bà, điều nầy không khó, chúng tôi sẽ làm theo ý bà.
   Bà từ giã tôi, để lại số điện thoại và hẹn sẽ trở lại. Thực ra thì bà không phải là người đầu tiên làm viêc nầy, chúng tôi quen với nhiều khách hàng, họ thường làm một đôi giống như song sinh với món nữ trang đắt giá vì nhiều lý do, bảo hiểm, an toàn. Viên kim cương bà mang đến trị giá ít nhất cũng gần mười ngàn đồng, còn viên ngọc Cubic Ziconia mà tôi tìm thì trị giá chỉ vài trăm bạc. Tôi buôn bán thì phải chiều ý khách hàng. Sau khi tôi gọi báo tin, bà trở lại, lần nầy cùng đi với một thanh niên. Tôi đoán anh ta là con trai của bà, hai người vào ngắm nghía và đồng ý là viên Cubic Ziconia nhìn rất tương xứng, trả tiền, hẹn sẽ trở lại khi đôi hoa tai hoàn tất.
   Hai tuần sau, lần nầy thì bà trở lại với một người đàn ông và một cô gái trẻ, cô nhìn chưa quá hai mươi, đẹp như búp bê, tóc dài đen nhánh, da trắng hồng hào, mặt thật thanh tú, cô nói tiếng Anh rất lưu loát nhưng có vẻ e thẹn. Tôi mời tất cả vào trong, bà giới thiệu cô là hôn thê của anh con trai, đôi hoa tai là quà đi cưới. Ông cụ là bố của cô gái, họ đến để xem trước món trang sức của cô dâu.
– Thưa bà, theo phong tục của chúng tôi, khi nhà trai đến cưới thì phải mang nữ trang, tiền bạc, lễ vật dến để đón dâu, tùy theo gia đình, nhà gái có quyền đòi hỏi, và nhà trai phải cung ứng cho đầy đủ.
   – Tôi cũng đoán như vậy, nhìn vào cung cách của người cha. Cô con gái nhỏ nhoi đó thật ra đã học xong đại học, bà có biết là cô vừa tốt nghiệp y khoa của đại học Northwestern không? Vừa xinh đẹp, vừa thông minh. Nhưng anh hôn phu thì thật là không xứng đáng chút nào, vừa xấu, vừa thô kệch, anh còn có vẻ quá nhu nhược, mọi việc đều do bà mẹ và ông bố quyết định. Tôi thật không hiểu cuộc hôn nhân nầy cho đôi trẻ nên duyên hay chỉ là cuộc đổi chác của người lớn hai bên vậy?
– Bà nhận xét rất đúng, tôi cũng công nhận là trông như một cuộc mua bán, bà ta mua cái danh bác sĩ của cô ấy, còn ông bố thì ham tiền mà bán rẻ duyên con.
– Tôi cũng nghĩ như thế, vì bà ấy kể lại cho tôi nghe trước đây khi bà di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn, bà mang theo rất nhiều vàng bạc, viên kim cương nọ chỉ là một trong những viên bà mang theo sang đây thôi. Tôi hy vọng bà nói thật, nhưng tại sao lại đi lừa dối một cô gái ngây thơ như vậy? Tôi không nghĩ rằng ở cái xứ tự do tân tiến nầy,vẫn còn những cuộc hôn nhân mua bán. Mà lại manh tâm lường gạt bằng kim cương giả hiệu như vậy.
– Tôi thật không thể giải thích với bà, có những tập tục nên bỏ đi,cũng như những gì đẹp đẽ cần giữ lại. Tôi rất may mắn không gặp trường hợp nầy. Hôn nhân rất quan trọng. Tôi chỉ ngại là chưa kịp kết hôn đã manh tâm lừa dối, như vậy thì làm sao có cuộc sống hạnh phúc lâu dài được.
– Tôi không thể nói với cô gái đó sự thật, không thể xen vào chuyện cá nhân của gia đình khác, tôi chỉ là người bán hàng, tôi làm theo lời người đến mua, chỉ cầu mong sao ông bố nọ nếu thận trọng thì nên mang đôi hoa tai đó đi giám định, dù rằng để làm bảo hiểm thôi, có như vậy mới có thể biết được âm mưu lừa đảo của bà ta. Nếu ông ta có từ hôn thì thật đáng đời bà ấy. Cô gái kia cũng thoát khỏi tay bà mẹ chồng xảo quyệt. Câu chuyện nầy cứ làm tôi băn khoăn hoài.

Câu chuyện kể lại của bà làm cho tôi nhớ lại câu ca dao Ngoại hay hát ru ngày còn thơ
“Một mai thiếp có xa chàng
Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin”
  Đôi hoa tai là duyên con gái, Ngoại giải thích, dù gia đình có nghèo thế nào khi đi hỏi cưới cũng ráng mua một đôi cho con dâu, đến khi xa nhau trả lại cho chàng vì trả mối duyên không tròn vẹn, còn đôi vàng xin giữ lại để chút nghĩa còn vương.
   Tôi không quen biết cô gái nọ, chưa gặp nhau bao giờ, nhưng nghĩ đến thân phận của mỗi con người, cái giá trị chân thật không thoát được cái hào nhoáng bên ngoài làm ngao ngán.
   Bà Katherine là một người từng trải, bao dung, bà từng đi nhiều nơi, am hiểu nhiều phong tục tập quán, không đánh giá cả một dân tộc qua biểu tượng một cá nhân. Tôi không thể giải thích hết những thói quen, tập tục lỗi thời, càng không thể kể chuyện xấu của mình cho người ngoài, vì chính tôi cũng không ngờ vấn đề “Môn đăng, hộ đối” hãy còn theo sang tận bờ bến tự do nầy.
   Câu chuyện kể lại của bà Kahterine làm tôi rất băn khoăn, mẹ chồng và nàng dâu,  từ xưa vẫn mãi là mối dây oan trái, muốn ăn trái ngọt thì phải trồng giống tốt, gieo nhân nào hưởng quả nấy, bà ta muốn tìm người chia xẻ cuộc sống với con mình, muốn cưới một cô dâu ngoan sao lại nhẫn tâm lừa dối, bà đã bỏ gia tài sự sản chạy từ Bắc vào Nam, một lần nữa sang tới đất Mỹ, lại không nghĩ đến sự may mắn hơn nhiều người, được cái hạnh phúc bảo toàn sinh mạng, được làm lại cuộc sống mới, tại sao không biết dùng tình thương chia xẻ nhau để sống nốt khoảng đời còn lại trong an vui hạnh phúc?

Vũ Thị Thiên Thư

 

Khi Hoa Đào Nở

Khi hoa Đào nở

 

Long lanh trong giọt nắng mai

Sắc hương e ấp đầu ngày thanh tân

Gọi phong sương sớm vào xuân

Đêm qua dệt lụa ươm xuân cho người

 

Tay ai vẽ nụ hoa tươi

Giấc mơ ai gởi cho người nhớ ai

Mong manh một đóa hoa khai

Van ai chớ để hương phai sắc tàn

 

Lụa mềm hong gió vừa sang

Bên song bóng liễu mơ màng khách yêu

Thả tơ vương vấn muôn chiều

Giữ phong sương giữa yêu kiều bóng hoa

 

Bâng khuâng nét bút mượt mà

Tiên thiên kiều mỵ ngọc ngà song đôi

Cành mơ điểm nụ hoa tươi

Gió yêu thương nở rạng ngời ý xuân

 

Vũ Thị Thiên Thư

Lưỡng Long Tranh Châu

 

Lưỡng Long Tranh Châu

 

Làn hương Nguyệt Quế toả nhẹ nhàng, gió bấc thổi miên man, bàn tay gầy guộc nâng chén trà lên môi, màu hổ phách long lanh soi đôi mắt trầm tư . Muà trăng cuối cùng cuả năm, cánh đồng lúa mùa lác đác ngã màu vàng mơ, ngọn trĩu bông, Lão Sư trầm ngâm nhìn đạo trường, nếp trán nhăn như hằn sâu thêm. Trong khoảng sân trước nhà, màu đất đen bóng ngời. Các môn sinh vừa xong thao tác cuối cùng, cuộn manh vải nâu tượng trưng cho thân mình, xếp ngay ngắn, cho vào trong lòng chiếc đầu Lân, tất cả các động tác nhanh nhẹn , nhịp nhàng, nhuần nhuyễn đó không đủ mang lại nụ cười,hay tan nếp trán nhăn. Lão Sư nhìn sang Tiếu Phong, ân cần hỏi

– Chân con đã thế nào rồi?

– Thưa thầy đã khá hơn, con hy vọng chỉ một vài hôm nữa sẽ bình phục hẳn

– Vào bảo Thư Cưu lấy cho con chai thuốc rượu, nhớ phải xoa bóp hàng ngày

– Dạ ,

Nhìn theo dáng đi khấp khểnh cuả đứa học trò yêu, cố nén lại tiếng thở dài. Bao nhiêu năm nay, những đưá con ngoan, những tên học trò ưu tú đã rời mái trường thân yêu, như chim bằng soãi cánh, trời đất bao la.Thới Long vắng tiếng vào ra thưa trình. tiếng nhộn nhịp thanhniên đầy sức sống .Tiểu Phong là đứa học trò ngoan, nhưng thể chất vốn yếu ớt, dù có cố gằng thế nào thì cũng khó mà gồng gánh trọng trách, mình đã tuổi cao rồi, chuyện về núi chỉ là nay mai, danh tiếng bao nhiêu năm, Võ Đường nầy không thể mai một. Lão Sư nhấp ngụm trà, mắt vẫn đăm chiêu.

 

– Tiểu Phong, Thầy bảo mang cho sư huynh chai thuốc rựợu nầy.

– Thư Cưu, cảm ơn tiểu muội.

– Lại khách sáo, Thầy đã bảo, huynh cần thuốc, nhớ dùng hàng ngày, cẩn thận nha Sư huynh, Thầy lo âu quá.

– Huynh biết. Huynh mang về đây .

Nhìn theo Tiểu Phong, biết nổi âu lo của thầy không phải là vô căn cứ. Từ mấy hôm nay, ngày nào cũng đến tập, nhưng chỉ với một chân thôi thì không thể nào đủ lực để trèo lên, huống gì phải phi thân, bám vào trụ cột. Năm nay bên Phú Long đã chuẩn bị ráo riết từ sau Hạ Nguyên, quyết định tranh giành chiến thắng, lên ngôi vị độc tôn. Nghe tin báo là Phú long đã chuẩn bị xong xuôi rồi, họ đã điểm nhãn từ lâu. Nhớ lại, Thư Cưu tạt vào nhà ngang, khung cửa khép hờ, nhặt nồi hồ chỉ còn lại mấy mảnh khô cứng dính trên miệng, nhìn những nan tre mỏng, cùng giấy bồi, dây kẽm, chiếc đầu Lân chỉ mới khởi đầu, còn là bộ xương và lớp giấy bồi dính chặt, Chú Tám thợ mã năm nay mắt đã kém, mang thêm chứng bệnh thấp khớp, mùa gió bấc thường đau yếu luôn luôn. Còn có nửa tuần trăng thôi, đến ngày điểm nhãn, và Tết càng thêm cận kề, ước gì mình có thể giúp được.

 

Thới Long võ đường, từ những ngày thanh niên, khi lau sậy còn tràn lan, ruộng đồng bát ngát, bao bọc vùng đầm lầy, bưng biền đầy cá tôm …Phụ thân nhận trọng trách dẫn dắt môn sinh, trong làng nầy chuyện cướp bóc không bao giờ sảy ra, các đảng cướp chỉ ăn hàng chunh quanh các làng mạc khác. Thới Long là cấm địa từ những ngày bà Kế tay không, một mình, bắt tên đầu đảng, trói dễ như trói gà.

– Cô Hai , khuấy hồ chi sớm vậy ?

– Không sớm đâu con , còn có bao nhiêu ngày nữa thôi.

Đôi cánh tay nhẹ nhàng khuấy từng vòng, ngọn lửa hồng đùa theo làn gió lòn qua liếp tre, Căn bếp ấm áp, tiếng lách tách cuả thanh củi cháy đều. Bột trong nồi từ từ đặc sánh lại, nặng dần theo tay khuấy, công việc nhẹ nhàng nầy không như những giờ tập hàng ngày, khi trong sân chỉ còn lại hai cha con, dù không được học cùng các môn sinh, nhưng vẫn không kém phần nghiêm ngặt. Từ nhỏ theo nhìn trộm, cho đến lúc trưởng tràng bắt gặp và trình với phụ thân, biết ý con cương quyết, người cuối cùng cũng thân hành dạy riêng, Thư Cưu viện cớ “ Bà Kế chẳng phải là người từng tay không đánh cướp đó sao ? Võ nghệ cuả bà trong nhà ai mà không biết.” Đúng vậy, Bà Kế là người phụ nữ nổi danh một thời, ngoài chuyện chăm lo cho tá điền, tính toán trong ngoài, còn rất giỏi võ nghệ, nhìn bà rất mỏng manh, diụ dàng, nhưng lâm trận rôi mới biết sức dẽo dai, nhanh nhẹn. Bà là tấm gương treo trước mắt những người phụ nữ sinh ra trong dòng họ Võ. Càng làm cho Thư Cưu thêm quyết tâm hoc hỏi, luyện tập không ngừng

Gương mặt Thư Cưu ướm hồng, đôi mắt long lanh phản chiếu ánh lửa. Nhớ lại nổi lo âu cuả phụ thân, ngày hẹn đấu đầu năm kề cận, tình trạng thương tích cuả Tiểu Phong, tất cả đè nặng, âu lo. Đặt nồi hồ lên cái rế bằng tre đan, trên phản xếp ngay ngắn các mảnh giấy bồi, thanh tre chuốc mỏng, sợi kẽm, màu sơn…Tất cả đã được chuẩn bị trân trọng, chờ ngày hoàn tất. Từ lâu, võ đường vắng tiềng trống thôi thúc, tiềng phèn la sinh động, tiếng gỏ khởi đầu bên thành gỗ trầm lắng, tiếng đồng thau chát chuá kêu, tiếng ngạo nghễ reo hò, khí hào hùng chất ngất cuả tuổi thanh niên.

Cơn gió bấc sắt se, sau muà nước rút, khi những khúc tre già được móc lên từ con lạch nhỏ, những thanh tre được cắt xẻ, chuốc mỏng, đợi chờ bàn tay khéo léo cuả Chú Tám. Những ngày cắm cúi làm việc, cẩn trọng trau chuốc, khi mảnh hồ cuối cùng đắp lên , chiếc đầu Lân nằm ngạo nghễ trên bộ phản lớn ở nhà ngang. Phụ thân đã chọn được ngày tròn Trăng, tháng cuối cùng cuả năm, sẽ là ngày điểm nhãn. Mạch sống khơi dậy, sinh khí ngất trời, ước mơ nhìn thấy mảnh khăn đỏ cột vào chiếc độc sừng phất phới đủ làm cho máu nóng luân lưu .

 

Lão Sư phủ phục trước hương án, đôi nến đỏ ngọn toả ánh sáng ngời, khói hương bay tản mạn. Đã mấy hôm nay, trường chay, tịnh mặc, quì trước khung cảnh trang trọng, khi chiếc khăn nâu giở lên, bày nguyên hình đầu Lân màu sắc rực rỡ, thân thêu đuôi nheo ngũ sắc, hàm râu trắng bạc phơ Lão Sư trang trọng bái lạy rồi tránh sang một bên, nhường lại cho Chú Tám, người không còn mặc bộ aó bà ba nâu thường ngày, chiếc áo the in bông chữ thọ, đấu chít khăn chữ nhân, Chú lặng lẽ bước vào giữa, hai tay nâng chiếc mâm gỗ chứa đôi mắt, chú đặt lên bàn, quì lạy xong, thư thả, cẩn thận lắp đôi mắt vào hai khung còn để trống trên đầu lân, vuốt lại nét ngài, dò xem trên dưới cho hoàn hảo. Kỳ diệu thay, như được luồng sinh khí thổi vào, chiếc đầu Lân thật sống động mở đôi mắt lấp lánh, sáng ngời, biểu tượng của sức mạnh vạn năng, đôi mày râu bạc trắng, như tuổi thọ vô biên.

Hai hàng môn sinh tuần tự tiếng vào, Tiếu Phong dẫn đầu, nghi thức lễ bái lập lại. Chiêng trống khởi điểm, chỉnh trang y phục, trang trọng hai tay nâng đầu Lân lên, Tiểu Phong kề vai vào gánh danh dự cuả võ đường. Những bước chân nhẹ nhàng, tiến thoái theo từng phương vị, cuốn thân hình, vùng vẫy, từng nếp vải ngũ sắc tung bay. Thới Long, không an bình như tên gọi, mà biến thành mãnh long đang thức giấc, vươn vai, kiêu hùng, thân hình uốn khúc, đầu ngẩng cao, tung mây, lướt gió .

Thư Cưu cố nén lại nhịp tim đập rộn ràng, hương khói từ đạo tràng toả ngát, niềm vui trong lòng không dằn đươợc nổi âu lo. Nhìn bước chân Tiểu Phong, biết chưa thể dùng toàn lực được. Nhớ lại cây cột tranh tài trồng cao chót vót, gỗ bóng như thoa dầu, bình thường đã khó, huống gì chỉ còn một nửa sức lực cuả đôi chân. Thật là nan giải, cảm nhận được nổi lo lắng cuả phụ thân, Thư Cưu thở dài.

 

Tháng giêng, ngày đầu năm, những chiếc phướn đủ màu phất phơ trong gió sớm. Khu đất trống thường ngày làm sân túc cầu cho bọn trẻ con trong làng, chúng không có cơ hội dùng sân banh chính, vì hai đội banh thường xuyên luyện tập ở đấy. Chiều chiều, chúng mang banh ra sân, cũng chia ra hai đội, hăng say vờn đuổi, chụp bắt, đội đầu như những hàng chú bác. Trong khoảng sân hôm nay, trống chiêng đổ dồn dập, dân chúng cuả hai làng lân cận đã tề tựu chờ trận phục hồi danh dự cuả hai võ đường danh tiếng bấy lâu. Thới Long tên làng trên và Phú Long là tên làng dưới. Cả hai Võ đường khi xưa cùng chung một thầy, từ lúc hai làng phân ranh chia đất, tranh giành ảnh hưởng đưa đến huynh đệ tương tranh, ngõ hầu độc tôn hoán vị. Hiềm khích sinh ra chỉ vì tranh nhau chữ danh, thay vì huynh đệ nâng đỡ nhau, lại biến thành gà nhà bôi mặt, nghĩ cũng buồn thay.

Võ đường Thới Long, với chiếc đầu lân mày râu bạc phơ tiến vào trong sân, bên kia Phú Long cũng rộn ràng, mày râu đen nhánh ngạo nghễ, sẳn sàng lâm trận. Chào nhau tam bái theo tinh thần thượng võ, chưa kịp an định bộ vị, cả hai như mãnh long vùng dậy, màu ngũ sắc tung bay, từng bước chân vững chãi. Phú Long như sức thác đổ, dòng cuồng lưu, Thới Long điềm mặc, nhẹ nhàng như suối, miên man bất tận. Tiếng phèn la hoà theo nhịp trống thúc bách. Mọi người căng mắt hồi hộp chờ, biết là trận đấu phục hồi danh dự, sẽ vô cùng ngoạn mục, cả hai đều vì danh dự cuả mình mà tận lực thi thố tài năng. Từ bao lâu nay, Thới Long vẫn là người đàn anh nhũn nhặn, khiêm tốn, Lão Sư vốn là người hiếu hoà, không chấp nhất, nhưng mối tị hiềm cuả Phú Long không sao phân giải bằng lời nói, từ lúc nhận trọng trách, cáng đáng môn sinh, Lão Sư luôn tìm cách giải hoà hợp nhất, bước sang năm nầy, sức đã mòn lực kiệt , không biết sẽ còn cố gắng được bao lâu . Phú Long luôn chực chờ ngôi vị đôc tôn, bấy lâu vẫn gắng công luyện tập, từ năm trước đã bắn tiếng là sẽ không nhường giải vô địch năm nầy. Nhất là sau khi biết được Tiểu Phong thương tích khó phục hồi đúng vào ngày khai đấu. Nắm chắc phần thắng, càng kiêu căng thách đố, mục thị vô nhân.

Bên trong sân cỏ, cuộc khoe tài ráo riết, buị mù bay theo những bước chân. Không gian chợt lắng xuống, tiếng trống thúc giục, tiếng phèn la dồn dập nhường lại cho thanh âm nhẹ nhàng hơn, chuẩn bị cho hồi tranh hùng gay cấn, chiếc đầu lân cuộn tròn lại theo tư thể ngủ, hoành thân, đuôi ngũ sắc giấu vào theo thân hình, hai bóng người gọn gàng lướt ra, thay thế bằng đôi thứ nhì, chính là thành phần chủ động cùng lúc với tiếng trống báo thức chuyển sang dồn dập. Mọi ánh mắt đổ dồn vào, nao nức chờ, ức đoán, bàn cãi, không ai muốn mất phần, cô gắng ngẩng cổ lên, diện kiến trận giao tranh đang hồi gay cấn. Hai chiếc đầu Lân chổi dậy, đây chính là lần quyết đoán, chiêc cột sừng sửng trồng ở đầu sân, hai chàng mãnh Lân đang vờn qua, uốn khúc, nhanh nhẹn. phô trương nhan sắc, tài năng, cùng sức lực, xum xoe đuỗi theo nhau, trêu ghẹo nhau. Lão Sư buông hơi thở ra, nhìn bước chân nhẹ nhàng, linh hoạt, thầm nghĩ Tiểu Phong đã hồi phục, tạ ân Tổ Sư phù hộ, gánh nặng như trút xuống, nhịp tim không còn thắt nghẹn, giữ được cán cân cho bằng, cộng với khinh thân, ước lượng đúng khoảng cách, tất cả phối hợp vững chắc thì không phải lo lắng chuyện danh tiếng bấy lâu. Chăm chú nhìn bộ vị tiến thối, nhanh nhẹn, nhịp nhàng, cả hai bên đồng sức, chiếc cột cao vút trơn bóng, mảnh khăn đỏ phất phơ trên đầu cột, biếu tượng chiến thắng cuối cùng .

Phú Long vờn qua, ánh mắt lạnh ngắt ẩn sau cái miệng Lân mở to, nhìn thẳng vào đối phương, thách thức, thân hình cường tráng, bộ võ phục không che được đôi chân rắn rõi cuả người chuyên cần luyện tập, đôi cánh tay nhẹ nhàng nâng chiếc đầu lân, hàm râu đen nhánh kiêu hảnh. Thới Long nhẹ nhàng, chớp đôi mắt, hàm râu bạc phất phới, điềm đạm trước sự thách thức, nửa mặt che lại sau mảnh khăn, quấn chặt cả đầu, chỉ lộ ra đôi mắt sáng long lanh, đôi mày cong vút nhưng không kém phần kiên quyết. Thân hình mảnh khảnh, bước chân nhẹ nhàng, Lão Sư nhíu đôi mày, hình dáng nhỏ nhắn quen thuộc nầy, không thể lầm lẫn được, chiếc quạt trên tay xếp vào, mở ra, dấu hiệu chỉ có người thân cận biết trong lòng người như tơ rối.

Trận quyết chiến, hai chiếc đầu cất cao, ánh nắng chiếu vào màu cột gỗ bóng ngời. Phú Long bước từng bước chắc chắn, Thới Long lướt nhẹ nhàng, cả hai tiến gần nhau từng tất sân, từng phân cột cao, tiếng trống thúc giục, cả hai vờn nhau, chực chờ, mảnh khăn đỏ thoáng gần, thoáng xa, theo nhịp tim đập rộn ràng cuả người dự kiến. Tiếng trống báo hiệu vang, trên đỉnh cột gỗ, nhanh như chóp mắt, hai chiếc bóng cùng phi thân, thủ trảo gương cùng lúc, Phú Long một nửa, Thới long một nửa, mảnh khăn đỏ hai đầu chia nhau giằng co, ánh mắt lạnh quét nhanh vào đôi mày liễu cau, bất chợi, mùi hương Nguyệt Quế, không thể nào …?? Đôi mày cong vút kia, ánh mắt khiêm cung hàng ngày, Phú Long thả tay ra. Tiếng trống thôi thúc giục, tiếng phen la cũng nhẹ nhàng Thới Long lã lướt xuống sân, mảnh khăn đỏ phất phới, danh dự cuả Võ Đường Thới Long bảo toàn, khiêm cung hướng về Phú Long, cúi mình tam bái …

 

Tiểu Phong sờ tay lên đầu, tưởng chừng như trăm ngàn nhát buá bổ, bóp hai vầng thái dương, nhắm lại đôi mắt, cố chặn đuổi ánh nắng chói chang, tiếng trống vổ theo từng nhịp tim, đau buốt… tất cả như khúc phim quay chậm, chống tay ngồi lên, nhìn bộ võ phục xếp ngay ngắn trên ghế, bên trên cành Nguyệt Quế còn thơm ngát hương. Trận đấu, ngày hôm nay, từ xa vọng về tiếng trống thôi thúc. Tiểu Phong nhướng đôi mắt, Trống thắng trận ?? Ta có mơ không ?? Chập chờn, từ xa chiếc bóng đen nhẹ nhàng len vào, bóng tối đỗ ập xuống đầu . Nhớ lại giọng nói diụ dàng

– Tiểu Phong, tha thứ cho tiểu muội …

Hương Nguyệt Quế nhẹ nhàng hoà theo men chiến thắng ngày đầu năm . Tiếu Phong ôm đầu ..Thư Cưu ..!!

 

Vũ Thị Thiên Thư

 

Chung Mộng

Chung Mộng

 

Lững lơ một khúc Nghê Thường

Nửa đêm ghẹo nguyệt trêu hương trước mành

Vũ qua cơn mộng mong manh

Nguyện quân ý ấy tâm thành với nhau

Chút duyên bút mực thuở đầu

Tơ vương quấn quít nghìn sau chữ tình

 

Vũ Thị Thiên Thư