An Giang, Nối lại mối dây huyền nhiệm

An Giang,

Nối lại mối dây huyền nhiệm

 

–         Bây đang ở đâu vậy ?

–         Em đang  đi chợ , chị gọi em, có chuyện gì thế ?

–         Mấy giờ bây mới về tới nhà ?

–         Sắp rồi chị , chừng nửa tiếng.

–         Ừ , nhà có gi ăn chay không ?

–         Có Tàu hủ tươi, rau cải, đậu , sao chị lại hỏi em ? Chị đang ở nhà ?

–         Bây nấu cơm chay đi ,chừng một giờ nữa chị tới .

Vỏn vẹn mấy câu dặn dò, quen với tính tự nhiên như người Long Xuyẻn cuả chị, không màu mè khách sáo, bao giờ muốn  sang chơi thì tự động mang thức ăn, chị em nấu
nướng cho hai đức phu quân khề khà, Anh chị hơn chúng tôi một giáp, quen nhau từ
mối duyên áo dài. Thuở còn chân ướt chân ráo về đây, chị đi tìm người may áo dài
cho hai cô tiểu thư mặc Tết, nghe bạn bè bảo tôi may được, anh chị tìm đến, ngày aó may xong thì chị mời đến chơi cho biết nhà biết  cửa. Sắp tết,  vùng Ngũ Đại Hồ tuyết lạnh, co ro bồng bế bầy con, ngày hai mươi ba tháng chạp, chị đang cúngđưa Ông Táo về trời,  hương khói ngạt ngào, chị mang diã bánh tét nhân chuối ra mời. Bánh gói bằng giấy bóng bên trong , boc giấy nhôm bên ngoài, nhìn không như màu lá chuối xanh mưọt cuả quê nhà nhưng hương vị nếp đậm đà, nước dừa thơm lừng, đậu trắng bùi ngậy, không khác với bánh tét quê Ngoại thời tuổi nhỏ.

–         Chị gói bánh giống Ngoại em ngày xưa, em sinh ở miền tây đó chị

–         Ủa, vậy chớ cô ở tỉnh nào ?

–         Em sinh Cần Thơ, lớn lên ở Long Xuyên

–         Cùng quê với tui đó

–         Chị cũng là nguời Long Xuyên sao ? Đúng rồi, bánh Tét nầy chính gốc Long Xuyên, Ngoại em ở Thốt Nốt đó chị

–         Vậy hả, tui ở Cầu Bắc, Vàm Cống

–         Ông Bà em cũng ở  Cầu Bắc đó,vậy chị có biết hảng xe  đò Trung Trung không ?

–         Ông bà Mười Trung Trung là họ hàng gì của  Cô ?

–         Là Chú cuả Ba em đó chị, vai vế thì em kêu bằng Ông

–         Mèn ơi ! Anh ơi! dô  đây nhìn bà con nè , em chồng tui gả cho nhà Trung Trung mà , là  vợ cuả Ba Be

–         Thật sao , là chú Rô Be [ Robert ] cuả em đó

–         Thôi đúng rồi , vậy là mình bà con, mèn ơi , qua hết một đại dương mà gặp nhau xứ lạ
quê người, thật là hiếm thấy, mừng quá đổi đi .

Tháng ngày kế tiếp, mối giao tình thắt chặt, từ lúc tôi sinh tiểu hoàng cho đến bây giờ , phần tư thế kỷ qua đi, anh chị baogiờ cũng mở vòng tay đón các con tôi, bầy trẻ cứ tưởng Bác Hai là anh cuả Bố,chúng không thắc mắc liên hệ huyết thống, những ngày hè chúng chơi chung , đi cắm trại, chia nhau thỏi kẹo Chocolat, hay cây kem mút. Cho đến khi bầy con chị an bề gia thất, học hành danh phận hẳn hoi, mối thâm tình chỉ có tăng mà không hề
phai lạt.

–         Bây biết ai đây không ?

–         Ah !  giống như là Chị Mẫn, anh Khanh,phải không?  Sao không hẹn mà hay quá

–         Tao tính đi sang  bất ngờ cho bây ngạc nhiên chơi thôi mà.

–         Em đang thắc mắc, tại sao chị lại bảo em nấu cơm chay. Không ngờ là có khách quí đến thăm góc rừng. Vào nhà đi chị.

Chị cười to, ào vô nhà , mang xách các thức ăn,thật bất ngờ, từ hai mươi năm qua, nhớ lại lần đầu gặp nhau, anh chị Khanh Mẫn, nghe chị Ánh bảo tôi học ở Long Xuyên , câu hỏi đầu tiên là

–         Cựu học sinh Trường Thoại Ngọc Hầu hở ?

–         Em ra trường Chưởng Binh Lễ chị à

–         Không sao, cũng một nhà Long Xuyên thôi, qua đây từ năm nào ? Con cái mấy đứa  rồi?

Câu chuyện như dòng suối tuôn, những kỷ niệm từ góc sân trường, từ những tà áo trắng gói một trời thơ ,  đến chữ   nghĩa văn chương, văn dĩ tải đạo, lan man qua khung trời sâu lắng cuả những thiền trang thâm viễn, đến hiện tại nhi tử, gánh cơm gạo oằn vai.

–         Nam Chi . thưa hai bác đi con .

–         Cháu là Nam Chi thế đứa nào là Việt Điểu ?

–         Dạ cháu kế em chọn tên Sào Nam, nhưng Ông cuả cháu chọn tên khác rồi chị ạ. Chắc là không có duyên với tên gọi.

Niềm tâm cảm như mối dây vô hình, như đóm lửaâm ỉ trong mớ tro tàn , chỉ cần cơn gió nhẹ, dù vô tình hay cố ý cũng khơi lại hơi ấm, cháy lên nỗi nhớ nhung. Từ giọt nắng vàng vọt cuối thu, khi màu lá vàng phai như mớ tuổi. Mái tóc xanh mượt ngày nào đã rắc những hoa sương. Chị hỏi về những mối tình thầy trò , về những kỷ niệm nằm đâu đó trong ký ức. Ngôi trường mới với sân cát bay mù mịt những mùa khô, khu nghĩa trang với con đường quanh co tránh né, nơi chốn yên nằm của người đã ra đi, những lần bạn bè thách đố nhau, có tên nào dám vào giữa khu mồ hoang kia, chầu nước đá được cuộc bao giờ vẫn là món hàng ưa thích, không vì thèm khát mà vì niềm kiêu hảnh chiến thắng, thứ hào khí thanh niên thử thách mọi khó khăn, từ trò tinh nghịch cho đến chuyện học hành, tranh nhau giải
thật nhanh bài toán khó, trêu cho bằng được Thầy Cô nào mới về trường nhận nhiệm
sở, không tinh nghịch, không là học trò, nhất là những chàng đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, đánh dấu bằng kỳ thi Tú Tài đôi, vào quân đội, hay tiếp tục học đại học cũng là con đường nan giải.

Nhìn lại tấm gương đời kỳ diệu, những ngày tháng cuối cùng cuả bậc trung học, nhìn những ánh mắt bao dung cuả quí thầy cô khả kính, con đường mà các vị đang đi và đã đi, vẫn đầy thách đố.Thương bọn học trò đầy năng động tuổi thanh niên, thương con đường gian nan trước mắt, thế hệ trẻ chưa nhận diện chính mình, đã được áp đặt vào trọng trách gánh gồng, để rồi tan tác như bầy chim vở tổ, nước mất nhà tan.

Bên kia một nửa vòng trái đất, Long Xuyên, , nơi chốn  tôi và các anh chị sinh ra, nhưng bản thân tôi thật ra lớn lên bên nầy đại dương, khi bước chân trôi giạt, mảnh đời thanh niên chưa kịp lớn đã vuì lấp trong cái guồng vật vã mưu sinh. Tôi tất bật gánh bầy con qua ngưỡng cửa thanh niên. Dăm khi, nghe bạn bè ơi nhau, đứa bên  kia đaị dương ngút mắt, đứa lại loài trên chính quê hương mình, đứa chôn đời trong men rượu. Tôi ngậm ngùi khi gặp lại nhau, nhìn đôi bàn tay em run rẩy, tuổi đời chưa kịp tri thiên mệnh đã kề cận với căn bệnh trầm kha. Nhớ lại đứa học trò nối nghiệp, khi tôi được tin báo là em đã qua đời,
vẫn không tin đó là sự thật, cho đến lủc trở về, nhìn lên bàn thờ, nhân ảnh biếc khói hương.

–         Em có nhớ Thầy Long không ?

–         Thầy là hiệu trưởng Trường Chưởng Binh Lễ, năm em học đệ nhất Thầy mang trọng bệnh nên Thầy Thành thay thế.

–         Đặng Trung Thành dạy Toán Lý

–         Đúng vậy chị à, nhưng bây giờ kiêm cả Hán Văn

–         Uả, thật sao ?

–         Em không ngoa đây, em gặp lại Thầy lần về thăm Long Xuyên, biết em vẫn yêu thích Hán Văn, Thầy thảo  hai câu đối vào tờ khăn ăn, em còn giữ lại thủ bút, sau đó Thầy bảo chờ, Thầy về nhà mang trở lại cho em quyển sách in các bài trúng giải Văn Chương  của Hội Cựu Học Sinh Thoại Ngọc Hầu tổ chức cho toàn tỉnh, năm đó do Bác Sĩ Mã Xái bảo trợ. Em cầm quyển sách mà ngẩn ngơ, ba mươi năm qua, Thầy vẫn giữ …

–         Cảm động quá hén.

–         Dạ,và thật bùi ngùi chan niềm hạnh phúc, nhìn lại hình ảnh cuả thời áo trắng tiểu thư, tuổi học trò bao giờ vẫn nhiều kỷ niệm .

–         Chị vẫn gặp Thầy Long đó em…Thầy ờ gần nhà chị.

–         Chị chuyển lời em , vấn an Thầy, em chưa có duyện gặp lại, năm ngoái chị Hoan có nhắn em về Houston họp mặt, lúc đó em đa đoan, không đi được, vẫn tiếc hoài, có các Thầy Cô đến dự đông đảo lắm.

–         Hoan nào vậy em ?

–          Nguyễn Hoan, trên em hai lớp, chị sinh hoạt thanh niên với Thầy Cơ đó chị

–         Du ca Phù Sa ?

–         Đúng vậy, chị hiện nay làm cho đài phát thanh LSR của Houston

–         Giỏi quá.

–         Dạ, chị vẫn vui như xưa, Anh chị đãi em một chầu , hen nhau khi nào chị về Chicago thì cho em làm khổ chủ lại, nhưng chưa thực hiện được. Em vừa  mới nhận được tin quê nhà, tháng sau các bạn tổ chức ngày nhà giáo, họp mặt nhau Cựu học sinh Thoại Ngọc Hầu và Chưởng Binh Lễ …cùng lớp cuả em cũng có nhiều người về , nghe mà nôn nao quá.

–         Thì em về được rồi, các cháu lớn rồi

–          Nhưng vẫn chưa xong chị à , em còn vài năm nữa

–         Cũng không chắc đâu, lúc đó lại ôm cháu thì không còn đi đâu được hết.

–         Thì coi như không có duyên thôi. Lần nầy Anh Chị sang thăm chị Ánh được bao
lâu vậy ?

–         Chỉ có vài hôm thôi em à, ờ quên nữa,  nầy cô, viết bài cho đặc san đi.

–         Đặc san gì vậy chị ?

–         Thì đặc san  cho Hội Ái hữu  An Giang , Long Xuyên chứ gì, viết gì về Long xuyên , Thầy Long mới nhắc chị, may quá, gặp cô đây thì nhắc cô luôn, có thêm một cây viết nữa

–         Em không biết thời hạn là bao lâu vậy chị?

–         Chị sẽ báo tin sau, cứ chuẩn bị viết trước đi.

Tiển anh chị ra xe, đêm đã sâu tự bao giờ. chuyện quê nhà, kể bao giờ thì mớidứt ? Bút mực nào viết lại hết những tâm tình ?  Long xuyên, âm thanh ngọt ngào như tiếng chuông ngân, trong mỗi người chúng tôi, bao nhiêu là hình ảnh, khuôn mặt bạn bè bên cạnh mái gia đình thân thương, dòng sông diụ dàng chở phù sa về lấp đầy những cánh đồng nhớ nhung. Con nước lớn ròng, không bao giờ cạn kiệt, cho dù nắng cháy khô gốc rạ, mưa lại về tắm đẫmnhững ngọn mạ xanh non.

Viết, viết như thôi thúc, như  sợ hãi không còn có ngày mai, nhưng viết thế nào cho cạn nổi thương nhớ trùng trùng?  Nghiêng về phía bên kia lăng kính, con đường học trò rạng rỡ màu hoa Phượng cuối niên học, gở từng lớp cầu vồng, màu xanh hy vọng trong đôi mắt em thơ ngày tuổi lớn, săm soi chiếc gương phản chiếu khuôn mặt rạng ngời. Mặc lại chiếc áo bà ba màu nâu đất phù sa, chiếc dầm con bơi theo dòng nước kinh đào sâu trong ruộng mạ mênh mông, để thấy mình còn thở khí trời ngọt ngào hương vị.

Long xuyên , tôi lại nhìn thấy tôi trên con đường Nguyễn Du dài những vòng xe hạnh phúc, tuổi học trò và những chiếc lá đuổi bắt nhau, cuả cành hoa  ép vào trong quyển tập
chép vội vàng những dòng thơ bất chợt, trân quí khoảng đời thanh niên rực rỡ, vô tư.

Người Long Xuyên thật thà, thuỷ chung cùng dòng sông Hậu hai mùa nước ròng nước lớn.   Tôi biết khởi điểm từ đâu để viết cho trọn tấm lòng?

 

Vũ Thị Thiên Thư