Đề Tích Sở Kiến xứ

HoaDao

 

EBài thơ Lâm Viên thảo trong quyển vở học trò vẫn còn giữ lại, nguyên tác Hán Tự  chép trong tập trong Đường Thi Tam Bách Thủ

 

題昔所見處

去 年 金 日 此 門 中

人 面 桃 花 相 映 紅

人 面 不 知 何 處 去

桃 花 依 舊 笑 東 風

* 崔 護

Đề Tích Sở Kiến Xứ

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong

THÔI HỘ

Chút Nắng Còn Vương

 

 

 

sưởi ấmViệt Tide  Xuân Ất Mùi 2015

Chút nắng còn vương

*

   Khuôn mặt người thương binh trông rất trẻ, thoạt nhìn không ai nghĩ anh đã vào đời, chỉ đoán là anh còn trong tuổi học trò cắp sách đến trường, đôi mắt vẫn sáng long lanh tinh nghịch, anh vào bệnh viện quân sự tối hôm qua, vết thương nhẹ không nguy hiểm đến tính mạng, cũng không cần thiết giữ anh lại lâu dài trong bệnh viện, anh nằm chờ bác sĩ đến khám và ký xuất viện trong đôi ba ngày.

   Phía trên đầu giường còn gói bộ quần áo trận xếp ngay ngắn chờ ngày xuất viện. Vết đạn lướt qua một phần thịt da thân thể chưa đủ làm tê liệt hình ảnh chiến trường còn lưu lại trong khối óc. Anh kéo tấm khăn giường trắng đắp lên tận ngực, trên người chỉ có chiếc áo choàng cuả bệnh viện không đủ che kín đôi chân, nghĩ đến những người anh em hàng ngày sát cánh an nguy, đến tà áo dài học trò trắng tinh tha thướt cộng với khuôn mặt diụ dàng của người yêu dấu, anh lần tay xuống gối rút lá thư, nhìn lại một lần nữa những nét chữ mềm mại trên trang giấy học trò, đọc đã bao nhiêu lần, nhớ từng câu, nhưng vẫn muốn nhìn lại thêm một lần nữa…

   Thằng bé con mon men lại gần, cánh tay khẳng khiu đen đủi. Hắn đi một vòng trong căn phòng nhìn vảo từng khuôn mặt thương binh nằm trên hai dãy giường bệnh song song. Đây chỉ là bệnh viện nhỏ của tỉnh lỵ, hầu hết những người còn lại đây thương tích nhẹ, họ như khách tạm trú qua đêm, bệnh nhân với thương tích nặng sẽ phải chuyển về Bệnh viện Cộng Hòa để chuyên trị. Chiến trận sôi động từng khu vực từ Bình Long An Lộc về tận ven đô, bên kia rừng sát chiến khu D, bên nầy Lại Khê, Bưng cầu…Từng đêm tiếng đạn pháo kích nổ đều các phương hướng, khi còn nghe tiếng “ đề ba” thì ít nhất cũng biết mình không nằm trong tầm pháo, những chiếc hỏa châu từng đêm soi sáng vùng ngoại ô, ánh sáng rực rỡ vẽ những ngọn đèn hoa muôn màu trên lưng trời trước khi tắt ngấm.

   Bệnh viện của tỉnh lỵ chỉ có hai khu trại nội khoa và ngoại khoa, mỗi trại hai dãy giường nằm đối đầu, cửa sổ không chấn song. Số giường có giới hạn, thương binh tăng theo cấp số nhân vào ra bệnh viện như quán trọ đắt khách. Bệnh nhân nếu chưa nguy đến tính mạng thì chỉ cần băng bó thuốc men đôi ba ngày rồi từ giã. Nguyên nhân chính cuả thương tích là do hậu quả các cuộc chạm trán từng ngày giữa Công quân và Quân Đội Việt Nam Công Hoà nằm dọc theo các chốt phòng thủ ven đô Chưa kể đến thường dân vô tội nằm giữa hai lằn đạn, lương y như từ mẫu, cho nên không thể nhẫn tâm bỏ mặc con bệnh, dù là quân hay dân, cho nên bệnh viện không bao giờ thiếu vắng bệnh nhân.

Anh nằm nghĩ lan man, những hình ảnh nối nhau như một cuộn phim dài trong ký ức   Trong tầm mắt mơ màng hiện ra khuôn mặt choắt cheo, anh thầm nghĩ “ Thầng nhóc con cái nhà ai? Giờ nầy đáng lẻ phải ngồi trong lớp học, sao lại lang thang trong đây làm gì ? “ Thắng bé con ghé mắt nhìn chiếc giường anh thương binh đang nằm phủ khăn trắng, hắn lân la tiến lại gần

  • Chú bị thương ở đâu vậy ?

   Anh ngạc nhiên nhìn thằng bé, trong đầu đánh dấu hỏi : “ Tại sao nó lại làm quen và hỏi mình ?” Máu tinh nghịch nổi lên anh giả vờ nhăn nhó bảo nó

  • Chú bị đạn bắn nặng lắm, chắc phải cưa cụt mất một chân.
  • Vậy hả, tôi nghiệp chú, có đau lắm không, vậy chừng nào chú chuyển viện ?
  • Chú không biết, chờ bác sĩ vào tái khám rồi mới chuyển đi nhà thương lớn,
  • Vậy là chú hết về nhà rồi.
  • Về chứ, sau khi bác sĩ chuẩn bịnh rồi ký giấy xuất viện thì chú mới được trở về nhà dưỡng thương.
  • Thế nhà chú ở đâu vậy ?
  • Ở miền Tây tỉnh Long Xuyên, cháu có biết miền Tây là ở đâu không ?
  • Không, cháu nghe nhắc Sài Gòn nhiều lắm mà cháu còn chưa đi tới nữa, miền Tây là chỗ nào làm sao cháu biết chứ ?   Anh thương binh tốc khăn giường nhảy xuyên qua cửa sổ chận đầu nắm thằng bé lại. hắn nhìn anh thất thần, quên cả vùng vẫy, cái bàn tay nắm chặt hắn không phải của người bệnh nặng, khuôn mặt đau đớn lúc nẫy cũng biến mất. ánh mắt nghiêm nghị bén như con dao đâm suốt ruột gan hắn. Biết mình bị gạt rồi, hắn xuống nước nhỏ:
  •    Thằng bé nhìn vào dưới chiếc gối kê đầu rồi bước gần hơn, cúi xuống kề vào khuôn mặt nhăn nhó của anh, hắn chợt thò tay rút phăng cái gói quần áo giấy tờ trên đầu giường rồi co giò vụt chạy ra cửa.
  • Chú ơi tha cho cháu đi, cháu tính đùa một thôi mà.
  • Nhóc con, ngươi còn định qua mặt người lớn nữa sao?
  • Thật mà , cháu chỉ dỡn chút thôi, đây cháu trả lại tất cả cho chú, không thiếu một món gì hết.
  • Ngươi không qua mặt ta được đâu, nói đi, ăn cắp trong đây bao nhiêu lần rồi ? Nếu ta không bắt được thì mi đã biến đằng nào rồi?

 

 

*

   Hoa tuyết bay lất phất trắng xóa trông như hoa gòn mỗi tháng hai mùa nắng ráo ở quê nhà. Hình ảnh của những tháng ngày dầm mưa dãi nắng lê gót giày trận khắp bốn vùng chiến thuật, từ vùng một tuyến đầu với những cơn gió nóng Hạ Lào thiêu đốt, cho đến vùng bốn sông nước hiền hoà cuả quên nhà. Phiêu bạt bềnh bồng theo vận nước cho đến khi giải giáp thành tù nhân ngày đốn củi lên rừng, đêm nằm nghe tiếng côn trùng than rả rít trong Trảng Lớn, không biết cái khối óc nầy còn chứa đựng được bao nhiêu đoạn phim cũ rich đó. Một chút hương bay cũng đủ làm nhớ lại, một màu sắc thoáng qua cũng kéo theo bao nhiêu hình ảnh kỷ niệm trùng trùng. Thành phố Gió bốn mùa thay đổi Xuân Hạ Thu Đông rõ rệt, nhưng rồi mùa nào anh cũng thấy vương vất một chút quê hương nằm trong muôn vàn hình ảnh đó. Tháng chin học trò trở lại trường vào lớp mới, nhìn những khuôn mặt vô tư, nhớ tuổi học trò bị chiến tranh cắt ngắn. Tháng tư mưa, những giọt mưa lệ đầu mùa xối xả dội xuống cuốn trôi một phần đời thanh niên theo vận nước đắm chìm. Tháng ngày bây giờ là công việc, là gánh nặng áo cơm cho gia đình, bên cạnh dòng đời xuôi ngược, có nhớ chăng cũng chỉ là một thoáng qua ngậm ngùi. Tiếng chuông điện thoại cắt ngang dòng suy nghĩĩ

  • A Lô ! Chú có  biết Thiếu Úy Luân của Sư đoàn 5 bộ binh, ngày xưa hình như chú ấy nắm tiểu đội trinh sát đó ?
  • Anh cần tìm ông ấy để làm gì ? Mấy chục năm qua rồi ai mà biết thiếu úy đại úy gì nữa chứ?, Bộ anh tìm ông ta để đòi nợ máu hả ?
  • Không phải vậy đâu chú, cháu tìm chú ấy lâu lắm rồi, có người mách là Chú ấy đang ở Thành Phố Gió và cho cháu số điện thọai nầy nên cháu gọi cầu may thôi, thật ra thì cháu còn nợ Chú ấy một món nợ từ ngày xưa nên bây giờ ráng tìm để hỏi thăm.
  • Nợ từ bấy lâu mà bây giờ tìm trả lại ? Có phải trả lời lãi gì không?
  • Món nợ tinh thần thôi chú à, cháu trả không hết kiếp nầy đâu. Nếu chú ấy không tha cháu thì giờ nầy chưa biết cháu sống chết lưu lạc nơi nào.
  • Anh nói chuyện ly kỳ như tiểu thuyết.
  • Thật đó chú, cháu không biết dựng chuyện đặt điều thêu dệt gì đâu, nếu ngày đó chú Luân giao cháu cho chính quyền đưa vào Trại giáo huấn thì một là cháu ngồi tù, hai là chết mất xác chứ đâu có tự do khôn lớn như ngày nay.
  • Có chuyện đó nữa sao ?
  • Hồi cháu còn bé cũng quậy lắm, cải lời cha mẹ theo bụi đời trộm cắp, nhưng trời bất dung gian, cháu làm ăn trót lọt được nhiều chuyến, đến ngày đó cháu vào bệnh xá tính làm một mẻ kiếm tiền đi Sài gòn chơi, tưởng Chú Luân bị thương chân, ai dè chú ấy chỉ giả vờ thôi, cháu chạy không thoát bị chú nắm cổ lại, lúc đó mà chú ấy không thương hại giao cháu cho chính quyền thì cháu đã tiêu đời rồi. Trong đám trẻ bụi đời đó, chỉ còn lại có một mình cháu là trở vào lớp học và hiện nay cháu đã vượt biên sang Hoa Kỳ và đang sinh sống ở Atlanta.
  • Biết đâu đó chính là phúc đức ông bà của cháu chớ cái chú Luân nào đó có công cán gì mà cháu lại nhớ như vậy.
  • Làm người phải biết trước sau, nếu không bị thôp cổ và thả về cho cha mẹ thì cháu một là theo băng đảng nghiện ngập luôn , hai là chết rục trong tù. Tên cháu là Trung, cháu gởi lại chú số điện thoại nầy, chừng nào chú gặp chú Luân thì nhắn lại dùm cháu nhen, cháu cám ơn chú.

 

*

   Ly cà phê nguội mất từ bao giờ, những hoa tuyết cũng đã tan trong không gian xám xịt. Trong trí nhớ mù mờ hình ảnh choắt cheo của thằng bé con ngày tháng cũ, thôi thì cũng mừng cho nó, ngày nọ cũng không biết chút thiên lương nào còn sót lại mà mình đã tha cho thằng bé, nó cũng chỉ là môt trong những trăm ngàn đứa bé lăn lóc bên lề cuộc chiến tranh anh em tương tàn, hậu quả là những ngày nằm trong Trảng Lớn gậm nhấm đau thương. Vết thương thể xác không đau như nỗi thống hận trong đáy lòng. Anh em chia rẽ, nồi da nấu thịt, có phải từ khi lọt lòng mẹ Âu Cơ đã phải chia tay nhau, cho dù cùng mang chung dòng máu và mai mỉa thay cho hai tiếng “Đồng bào “. Bây giờ chỉ vì tham vọng cá nhân mệnh danh Thiên đường chủ nghĩa, tán tận vô lương đầu độc thế hệ trẻ để anh em căm thù giết nhau. Cái chiêu bài cải tạo không che dấu được mục đích tiêu trừ cả một thế hệ giáo dục trong chế độ tự do dân chủ. Những tên quản giáo không hơn cai tù học hành như con vẹt lên mặt dạy dỗ người đáng cha đáng chú, nhìn chúng nó lại thấy thấm thía hơn nỗi nhục nhằn của dân tộc. Năm mươi con lên rừng, ôi! Mẹ Âu Cơ có thấy nỗi gian nan nầy cũng nát bấy tâm can.

   Cú điện thoại bất ngờ cuả thằng bé ngày xưa kéo theo những chuỗi ngày thanh niên cũ, những phần thân thể, những giọt máu hồng đã thấm xuống lòng đất. Đã từ lâu lặn ngụp trong dòng đời , chạy theo chén cơm manh áo gồng gánh thê nhi, những tưởng giấc mơ đã chìm tận vào đáy biển ký ức muôn đời. Mình và bầy trẻ nhỏ chỉ là nạn nhân không hơn không kém. Tuổi thơ không là những ngày thong dong trên ruộng đồng với sáo diều cao vút, mà là những ngày giành giật kiếm sống bằng mọi cách kể cả trộm cắp từ những người thanh niên đã đổ máu xuống để bảo vệ cho cuộc sống an bình của chính quê hương mình.

   Thằng bé con ngày nọ, bây giở ít nhất cũng đã vào tuổi “ nhi bất cập” Cuối cùng cũng đã nên người A! Ý trời đã định, năm mươi con lên rừng bỏ xác, năm mươi con xuống biển trôi dạt đến đây!

   Những giọt nắng mùa đông khẻ vén màn mây xám le lói trong bầu trời, mùa Xuân sẽ một lần nữa quay về trên đất mới .

 

Vũ Thị Thiên Thư